Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu chỉ sau 3 ngày

 

Ngải cứu hay còn được gọi là cây thuốc cứu hay cây ngải diệp không chỉ là loại cây rau ngon miệng không thể thiếu khi mùa đông về bên những nồi lẩu thơm nóng hổi, mà còn là vị thuốc cực kỳ quý báu cho quý bà quý cô, đặc biệt hỗ trợ tốt trong việc lưu thông khí huyết. Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu là bài thuốc cổ truyền của dân tộc ta.



Phụ nữ đẹp và khỏe mạnh nhất là khi khí huyết lưu thông, không bị ứ trệ, bế tắc, rối loạn. Khi ấy, tinh thần tinh tấn, thoải mái, da dẻ nhuận sắc hồng hào. Vậy nên, có thể nói, cây ngải cứu chính là vị thuốc không thể thiếu đối với người phụ nữ, không chỉ để làm đẹp mà còn giữ gìn được một sức khỏe thật tốt.

Cơ sở khoa học chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu

Để nói đến dược tính và công dụng của loại cây này, hay chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu có công dụng hay không, chúng ta cần biết đến rằng, đã có nhiều công trình khoa học hiện đại nghiên cứu và ứng dụng ngải cứu vào sản xuất thuốc, cũng như có nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền đến ngày nay đều lấy cây ngải cứu làm vị thuốc chính để chữa bệnh, đặc biệt là để điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.

Từ đó, có thể thấy rõ, ngải cứu đóng vai trò rất quan trọng trong y học phương Đông khi muốn điều chế ra những vị thuốc giúp điều hòa khí huyết, đặc biệt là điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.

Y học hiện đại ngày nay cũng dành nhiều tình cảm ưu ái cho cây ngải cứu. Các dược sĩ cũng đưa ra nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc này. Trong Tây Y, ngải cứu được biết đến với tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Tây Y nói rằng, ngải cứu là loài cây mọc quanh năm, nhưng ngải cứu sẽ có tác dụng tốt nhất khi được hái vào thời điểm tháng 6 dương lịch, tương đương với mồng 5 tháng 5 theo lịch Ta.

Dùng ngôn ngữ của Đông Y, chúng ta nhắc đến ngải cứu là loại cây có tính vị quy kinh, vị đắng, tính ấm, hơi cay, tương tác vào cơ thể qua cả 3 kinh là: can, tỳ, phế. Tác dụng mạnh mẽ nhất là điều hòa khí huyết, khu phong, trừ thống, cầm máu, và giảm đau. Xa xưa được các lương y truyền lại đến bây giờ thông qua những bài thuốc chữa viêm khớp, đau bụng kinh, phong thấp, rong kinh, đặc biệt là để điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả.

Như vậy, chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu thật sự là đem lại nhiều hiệu quả rất tích cực.

Một vài bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu

Có nhiều cách để sử dụng ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt, tùy mỗi vùng miền sẽ có cách sử dụng khác nhau. Chúng ta có thể sắc tươi, sắc khô, chế biến cùng thực phẩm khác, hoặc cô đặc dưới dạng cao. Quý bà quý cô khi bị rối loạn kinh nguyệt và muốn dùng ngải cứu để khắc phục thì có thể sử dụng ngải cứu tươi, hoặc phơi sắc khô đều có những hiệu quả tương đương nhau.

Tuy nhiên, do ngải cứu cũng là một vị thuốc, để sử dụng nó hiệu quả, đặc biệt là trong việc chữa rối loạn kinh nguyệt nên trước khi sử dụng, chúng ta cần phải có những hiểu biết sơ đẳng nhất để có thể chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu một cách hiệu quả.

Đối với việc sử dụng ngải cứu tươi, theo mẹo nhỏ dân gian, quý bà quý cô có thể dùng rau ngải nấu thành canh loãng, hoặc tần với gà (ăn tẩm bổ – đối với người bị rối loạn kèm suy nhược cơ thể), hoặc chiên với trứng trên chảo nóng không dầu. Cách chế biến vô cùng đa dạng, và phong phú, tùy vào khẩu vị của mỗi người, tuy nhiên yêu cầu chung là cần phải thanh đạm, và không có nhiều dầu mỡ cũng như gia vị nóng đi kèm.

Còn khi ngải cứu khô để chữa rối loạn kinh nguyệt, dân gian đã truyền lại một phương thức như sau: chúng ta sử dụng 10gr ngải cứu khô, sắc cùng với 200ml nước, khi sắc cô lại được còn 100ml nước thuốc đã được chưng cất, chúng ta chia 100ml đó thành 2 liều, uống luôn trong ngày, mỗi lần 50ml. Và để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, chúng ta nên sử dụng vào ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt, cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt đó.

Một số lưu ý về ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt

Về sơ chế, rau ngải cứu tươi, dùng tốt nhất là khi vừa mới được ngắt khỏi cành lá, chưa bị dập nát, héo úa, và được loại bỏ hết các lá vàng, lá sâu. Thân ngải phía dưới hơi cứng, có thể bỏ đi, nhưng cành ngải phía trên còn non và giòn, thì có thể dùng được. Liều dùng mỗi lần chỉ nên sử dụng một nắm tay người lớn rau, và ưu tiên các phần ngọn non.

Do ngải cứu có vị hơi đắng, nên nếu dùng uống trực tiếp thì có thể thêm đường vào nước thuốc nếu cảm thấy khó uông. Cũng tương tự như ngải cứu tươi, khi sử dụng ngải cứu khô, chúng ta cũng nên sơ chế qua để loại bỏ những tạp chất bị lẫn vào trong quá trình sơ chế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngải Trị Liệu Loại Đại (cỡ đại / size đại)

Ngải cứu trong phòng và điều trị bệnh

Ngải cứu có hoạt chất chống virus COVID-19 rất mạnh