Kỹ thuật hơ nóng các huyệt trên cơ thể theo "Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp"
Huyệt trên mặt tương ứng với cơ quan đang bị bệnh, có hiện tượng hút hơi nóng vào khi được hơ bằng cây ngải cứu nhỏ dù để cách mặt da chừng 1 cm.
Hiện tượng này được xác minh bằng cách thử để lệch vị trí Huyệt 1mm (một ly) thì sẽ không thấy hiện tượng nóng buốt, nóng như phỏng, nóng như có luồng hơi hút xoáy sâu vào bên trong các HUYỆT nữa mà chỉ có cảm giác ấm mà thôi. Rồi sau giảm dần để rồi chỉ có cảm giác ấm bình thường dù vẫn giữ nguyên vị trí và khoảng cách với mặt da.
Thời gian vừa nói lâu hay mau là tuỳ ở tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và tuỳ ở diễn biến của bệnh. Nếu bệnh mau lành thì HUYỆT liên hệ với cơ quan đang bệnh mau đóng lại (và ngược lại sẽ lâu có hiện tượng đóng HUYỆT lại khi bệnh lâu lành). Nói khác đi, sẽ có hiện tượng bão hoà khi huyệt hấp thụ đủ nhiệt năng cần thiết để điều chỉnh nơi đang cần. Và khi đó HUYỆT sẽ thôi không hút sức nóng từ điếu ngải cứu toả ra nữa. Dù cho ta có để lâu cả phút cũng chỉ có cảm giác ấm ở MẶT DA mà thôi.
Hiện tượng này xảy ra ở các HUYỆT khắp nơi trên cơ thể chứ không chỉ ở các HUYỆT TRÊN MẶT.
KỸ THUẬT HƠ NÓNG CÁC HUYỆT TRÊN MẶT
Từ việc khám phá ra nguyên lý mới về HUYỆT và các hiện tượng vừa trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành việc chẩn đoán bệnh và điều trị bằng cách: Điếu ngải cứu quấn nhỏ hơn điếu ngải vẫn thường dùng cho THỂ CHÂM (điếu ngải này chỉ to bằng điếu thuốc lá). Bằng cách cầm điếu ngải giữa hai ngón trỏ và ngón cái, với ngón út để nhẹ trên MẶT DA làm chỗ tựa, ta di chuyển chầm chậm (rà) điếu ngải trên MẶT DA khoảng 1cm, và để ý xem chỗ nào thì bệnh nhân né mặt hoặc kêu nóng quá.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Nếu rà đúng HUYỆT đang mở (sinh huyệt) thì không quá 2 giây, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng ngay. Một cảm giác nóng dữ dội như phỏng và nhó buốt sâu trong da thịt như có lực hút xoáy vào trong một cái lỗ gây cảm giác nóng và nhức buốt (đôi khi nóng rát, nóng ngứa), khiến người bệnh không thể nào chịu nổi, phải né mặt kêu lên.
Trái lại, nếu không có những hiện tượng như trên mà chỉ có cảm giác ấm thì không phải là huyệt đang có nhu cầu của nó. Tất nhiên là không nên mất thời gian hơ làm gì vì không có tác dụng. Đối với việc chữa bệnh bằng phương pháp DIỆN CHẨN - Điều khiển liệu pháp (DC-ĐKLP) thì ta chỉ việc căn cứ vào các ĐỒ HÌNH và SINH HUYỆT trên vùng MẶT, ĐẦU, CỔ, GÁY tức là những điểm cực kỳ nhạy cảm với sức nóng của điếu ngải toả ra, để định bệnh và điều trị (đặc biệt trong DC-ĐKLP, điểm chẩn đoán cũng là điểm để điều trị bệnh)
Còn đối với các HUYỆT trong CƠ THỂ thì ta dò các SINH HUYỆT nằm trên các ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU khắp các bộ phận của CƠ THỂ (theo Hệ phản chiếu của DC-ĐKLP) để chẩn đoán và trị bệnh. Tất cả cũng đều cùng một nguyên lý như các HUYỆT trên MẶT.
Còn tiếp...
Hiện tượng này được xác minh bằng cách thử để lệch vị trí Huyệt 1mm (một ly) thì sẽ không thấy hiện tượng nóng buốt, nóng như phỏng, nóng như có luồng hơi hút xoáy sâu vào bên trong các HUYỆT nữa mà chỉ có cảm giác ấm mà thôi. Rồi sau giảm dần để rồi chỉ có cảm giác ấm bình thường dù vẫn giữ nguyên vị trí và khoảng cách với mặt da.
Thời gian vừa nói lâu hay mau là tuỳ ở tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và tuỳ ở diễn biến của bệnh. Nếu bệnh mau lành thì HUYỆT liên hệ với cơ quan đang bệnh mau đóng lại (và ngược lại sẽ lâu có hiện tượng đóng HUYỆT lại khi bệnh lâu lành). Nói khác đi, sẽ có hiện tượng bão hoà khi huyệt hấp thụ đủ nhiệt năng cần thiết để điều chỉnh nơi đang cần. Và khi đó HUYỆT sẽ thôi không hút sức nóng từ điếu ngải cứu toả ra nữa. Dù cho ta có để lâu cả phút cũng chỉ có cảm giác ấm ở MẶT DA mà thôi.
Hiện tượng này xảy ra ở các HUYỆT khắp nơi trên cơ thể chứ không chỉ ở các HUYỆT TRÊN MẶT.
KỸ THUẬT HƠ NÓNG CÁC HUYỆT TRÊN MẶT
Từ việc khám phá ra nguyên lý mới về HUYỆT và các hiện tượng vừa trình bày ở trên, chúng tôi tiến hành việc chẩn đoán bệnh và điều trị bằng cách: Điếu ngải cứu quấn nhỏ hơn điếu ngải vẫn thường dùng cho THỂ CHÂM (điếu ngải này chỉ to bằng điếu thuốc lá). Bằng cách cầm điếu ngải giữa hai ngón trỏ và ngón cái, với ngón út để nhẹ trên MẶT DA làm chỗ tựa, ta di chuyển chầm chậm (rà) điếu ngải trên MẶT DA khoảng 1cm, và để ý xem chỗ nào thì bệnh nhân né mặt hoặc kêu nóng quá.
Kinh nghiệm cho thấy rằng: Nếu rà đúng HUYỆT đang mở (sinh huyệt) thì không quá 2 giây, bệnh nhân sẽ cảm thấy nóng ngay. Một cảm giác nóng dữ dội như phỏng và nhó buốt sâu trong da thịt như có lực hút xoáy vào trong một cái lỗ gây cảm giác nóng và nhức buốt (đôi khi nóng rát, nóng ngứa), khiến người bệnh không thể nào chịu nổi, phải né mặt kêu lên.
Trái lại, nếu không có những hiện tượng như trên mà chỉ có cảm giác ấm thì không phải là huyệt đang có nhu cầu của nó. Tất nhiên là không nên mất thời gian hơ làm gì vì không có tác dụng. Đối với việc chữa bệnh bằng phương pháp DIỆN CHẨN - Điều khiển liệu pháp (DC-ĐKLP) thì ta chỉ việc căn cứ vào các ĐỒ HÌNH và SINH HUYỆT trên vùng MẶT, ĐẦU, CỔ, GÁY tức là những điểm cực kỳ nhạy cảm với sức nóng của điếu ngải toả ra, để định bệnh và điều trị (đặc biệt trong DC-ĐKLP, điểm chẩn đoán cũng là điểm để điều trị bệnh)
Còn đối với các HUYỆT trong CƠ THỂ thì ta dò các SINH HUYỆT nằm trên các ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU khắp các bộ phận của CƠ THỂ (theo Hệ phản chiếu của DC-ĐKLP) để chẩn đoán và trị bệnh. Tất cả cũng đều cùng một nguyên lý như các HUYỆT trên MẶT.
Còn tiếp...
(GS.TSKH BÙI QUỐC CHÂU, 24/2/1989)
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bạn có thể liên hệ nhanh tới BQT thông qua Hotline: 0886 556 766 hoặc email: hocviendienchan@gmail.com